Một số loại cà phê bột phổ biến và cách pha chế cà phê bột ngon

Nắm được cách pha cà phê bột ngon sẽ giúp bạn được thưởng thức hương vị một ly cà phê ngon đúng điệu.

Từ lâu, cà phê được xem như một loại thức uống quen thuộc của người Việt Nam. Và không biết tự bao giờ thưởng thức cà phê bỗng trở thành một thói quen và cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Bởi vậy mà các quán cà phê ngày càng mọc lên nhiều. Không khó để bắt gặp hình ảnh những nhóm bạn tụ tập trò chuyện bên tách cà phê hay các cụ già ngồi nhâm nhi ly cà phê sáng đọc báo bên lề đường.

Như vậy đủ để thấy hình ảnh những tách cà phê đã trở nên quá quen thuộc trong mắt người Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết lựa chọn và pha chế để có một ly cà phê ngon nhất. Hãy cùng Cà Phê Nguyên Chất tìm hiểu kỹ hơn về cà phê bột cũng như cách để có một tách cà phê ngon đúng điệu.

Một số loại cà phê bột phổ biến

Là một thức uống quen thuộc, thế nhưng không phải ai cũng nắm được những loại cà phê phổ biến được sử dụng ở Việt Nam. Mỗi loại đều có những hương vị đặc sắc riêng nhưng tựu chung lại đều là hương vị thiên nhiên làm mê đắm lòng người. Dưới đây là một số loại cà phê bột phổ biến mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu!

Cà phê Arabica

Cà phê Arabica tại Việt Nam được trồng chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng và gồm hai loại chính: Catimor và Moka. Hạt cà phê loại này có hình dạng hơi thon dài. Không giống những loại cà phê khác, Arabica sau khi thu hoạch được lên men (bằng cách ngâm nước), tiếp đó rửa sạch và sấy khô. Bởi vậy mà khi thưởng thức, bên cạnh vị đắng của vỏ cà phê, bạn còn có thể cảm nhận được một chút vị chua.

 Cà phê Arabica và Robusta

Cà phê Arabica và Robusta

Cà phê Robusta

Loại cà phê này khá phổ biến ở Việt Nam nhưng thường được phái mạnh ưa chuộng hơn bởi vị đắng gắt của nó. Khác với Arabica, Robusta sau khi thu hoạch và làm sạch sẽ được sấy trực tiếp chứ không ngâm nước lên men.

Cà phê Moka

Như đã nói ở trên, Moka là một loại cà phê thuộc chi Arabica. Tuy nhiên, loại cà phê này rất khó trồng, cần gieo trồng ở độ cao từ 1500m và cần những điều kiện chăm sóc hết sức đặc biệt và tỉ mỉ. Cũng bởi vậy mà loại cà phê này rất hiếm và có giá thành khá cao, đi cùng với đó là chất lượng và hương vị đậm đà không thể cưỡng lại.

Cà phê Moka

Cà phê Moka

Cà phê Cherry

Ngược lại với Robusta, cà phê Cherry có mùi thơm nhẹ nhàng, vị đắng vừa phải nên rất được phái nữ yêu thích. Bên cạnh đó còn có chút vị chua của Cherry. Đặc biệt, hạt cà phê Cherry có bề ngoài bóng sáng trông rất bắt mắt.

Cà phê Cherry (cà phê mít)

Cà phê Cherry (cà phê mít)

Cà phê Culi

Loại cà phê này đặc biệt chỉ có một hạt duy nhất trong mỗi trái cà phê. Cũng bởi “sự duy nhất” đó mà cà phê Culi có vị đắng ngắt, khi pha sẽ cho ra một tách cà phê đen sóng sánh với hương thơm say đắm lòng người.

 Cà phê Culi

Cà phê Culi

Những cách pha cà phê bột ngon chuẩn vị

Cà phê pha phin

Có nhiều cách để pha chế cà phê, tuy nhiên cà phê pha phin vẫn là cách được nhiều người biết đến và sử dụng.

Bộ phin pha cà phê inox

Bộ phin pha cà phê inox

Một bộ phin cà phê bao gồm: nắp đậy, cái lọc và một chiếc đĩa ở đáy. Phin cà phê có thể được làm bằng gốm sứ hoặc kim loại và có nhiều dung tích khác nhau. Tùy vào lượng cà phê mà bạn có thể lựa chọn phin với dung tích nhỏ hoặc lớn.

Trước khi pha cà phê, bạn nên làm sạch phin bằng cách tráng qua nước sôi. Bên cạnh đó, việc tráng nước sôi cũng giúp giảm bớt sự hấp thụ nhiệt của phin (đặc biệt khi sử dụng phin bằng kim loại). Cà phê khi được hấp thụ đủ nhiệt sẽ nở đều và ngon hơn.

Cho một lượng cà phê bột vừa đủ vào phin và lắc đều. Sau đó đặt phin lên cốc, từ từ rót nước sôi vào phin để cà phê được ngấm đều. Ở lượt đầu tiên này, bạn chỉ nên rót khoảng 20% lượng nước, sau khi cà phê nở đều, nén nắp gài và tiếp tục rót nốt 80% lượng nước sôi còn lại.

Cuối cùng chờ cho cà phê nhỏ giọt xuống cốc đặt dưới phin, vậy là bạn đã có thể thưởng thức rồi. Tùy theo sở thích của mỗi người mà có thể thêm đường hoặc một chút đá mát lạnh.

Cà phê nấu sôi

Cách này tuy không phổ biến nhưng đôi khi vẫn được sử dụng. Cách pha chế này ra đời bởi nhiều người cho rằng nó có thể tạo ra một tách cà phê nóng hổi, vị đậm đặc và dư vị kéo dài.

Sử dụng một chiếc bình có cán dài, cho cà phê và nước vào bình với tỷ lệ 1:2 (nước:cà phê), có thể thêm đường hoặc không tùy vào khẩu vị của người dùng. Sau đó đun trên ngọn lửa vừa phải.

Chờ một vài phút hỗn hợp sẽ sôi và bắt đầu sủi bọt, khuấy đều và rót một lượng nhỏ ra tách. Phần cà phê còn lại trong bình vẫn tiếp tục đun đến khi sôi lần thứ hai thì dừng lại và rót hết ra tách.

Khuấy đều và chờ một chút để bã cà phê lắng xuống và thưởng thức.

Cách này nghe có vẻ phức tạp và mất thời gian nhưng chắc chắn bạn sẽ có một tách cà phê với hương vị đậm đà và khó quên.

Cà phê ngâm

Cách pha chế này không được nhiều người biết đến mà hầu hết được sử dụng bởi các chuyên gia về cà phê. Cà phê sẽ được ngâm trong một chiếc bình đậy kín (ở đây thường là bình thủy tinh). Do được ngâm kín nên cà phê sẽ giữ lại được toàn bộ dưỡng chất cũng như hương vị vốn có. Để cho ra một tách cà phê, thường thì bạn sẽ cần khoảng 10gram bột cà phê.

Như vậy, bạn đã cùng Cà Phê Nguyên Chất tìm hiểu về một số cách pha chế cà phê bột. Mong rằng bạn có thể lựa chọn cho mình cách pha chế phù hợp nhất để có thể cho ra những ly cà phê đậm đà nhất với hương vị đắm say lòng người nhất!

Nếu bạn vẫn băn khoăn về cách pha cà phê bột ngon, bạn có thể liên hệ Cà Phê Nguyên Chất để được tư vấn miễn phí nhé.

 

Một số loại cà phê bột phổ biến và cách pha chế cà phê bột ngon
5 (100%) 3 votes