Cách pha cà phê phin truyền thống thơm ngon chuẩn vị

Cà phê từ lâu đã là thức uống được nhiều người yêu thích. Xã hội phát triển ngày càng hiện đại, có rất nhiều sản phẩm cà phê hòa tan với đủ mùi đủ vị ra đời, hay xuất hiện các máy pha cà phê tiên tiến hiện đại, tạo ra những ly cà phê bắt mắt. Nhưng tất cả đều không thể nào thay thế được vị trí của những ly cà phê phin truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách pha cà phê phin truyền thống để bạn có thể tự tay pha cho mình những ly cà phê thơm ngon nhé!

Hướng dẫn cách pha cà phê vợt ngon

Cà phê vợt là gì?

Đối với những người dân Sài Gòn ngày xưa  thì cà phê vợt chính là một thứ đồ uống vô cùng thân quen. Cà phê vợt được pha bằng chiếc vợt có vải lọc. Cái tên cà phê vợt cũng chính là được lấy từ dùng cụ pha chế này.

Cafe vợt nổi tiếng và được nhiều người yêu thích bởi hương thơm đậm đà, vị ngon khó cưỡng của mình. Khác với cà phê phin, khi pha  cà phê vợt, người ta thường ngâm cà phê trong nước nóng khá lâu và phải lọc cà phê nhiều lần bằng vợt. Chỉ cần một ly cà phê vợt nhỏ thôi cũng đủ để bạn nhâm nhi cho cả buổi sáng rồi đấy.

Cà phê vợt chính là một thứ đồ uống vô cùng thân quen của những người dân Sài Gòn ngày xưa 

Cà phê vợt chính là một thứ đồ uống vô cùng thân quen của những người dân Sài Gòn ngày xưa

Nhiều người Sài Gòn ngày nay thường không biết pha chế, hoặc không biết đến loại cà phê này. Tuy nhiên với những người lớn tuổi, những thế hệ trước thì đây lại là cả một nỗi hoài niệm, miền ký ức đáng nhớ. Ngày nay, mọi người đều yêu thích sự tiện lợi, nhanh chóng của cà phê ngoại nhập, cà phê hòa tan, cà phê phin, nhưng nếu có dịp trải nghiệm hãy thử pha chế cà phê vợt để thưởng thứ hương vị đã từng là nét đặc trưng của Sài Gòn mà ít ai biết.

Cách pha chế cà phê vợt thường cầu kỳ hơn so với việc pha cà phê phin thông thường. Để pha được ly cà phê vợt thơm ngon đòi hỏi một sự kiên nhẫn, tỉ mỉ trong các công đoạn pha chế. Khi thử pha chế cà phê vợt, bạn sẽ không chỉ là đang tạo ra một ly cà phê đơn thuần mà đó còn là một sự trải nghiệm văn hóa xưa rất thú vị. Nào, hãy cùng khám phá cách pha cà phê vợt ngay thôi

 Cách pha chế cà phê vợt thường cầu kỳ hơn so với việc pha cà phê phin thông thường

Cách pha chế cà phê vợt thường cầu kỳ hơn so với việc pha cà phê phin thông thường

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

– Vợt vải lọc

– Bếp củi hoặc bếp than: loại có thể để đủ 3 ấm nước

– 3 ấm nước bằng đất: Bạn nên sử dụng loại ấm bằng đất để pha chế cà phê vợt vì đây chính là cách tốt nhất để giữ hương vị cà phê

– Cà phê hạt xay

– Nước sôi

– Đường

Tiến hành pha chế cà phê vợt

– Cho nước vào 3 siêu rồi đặt lên 3 vị trí của bếp.

– Cho cà phê vào vợt. Chờ đến khi nước sôi thì nhúng vợt vào siêu nước.

– Sau khi cà phê đã chín thì chuyển vợt cafe sang siêu nước bên cạnh

– Liên tục dùng thìa vét đáy vợt để cho cà phê không bị đọng ở đáy.

– Rót cà phê nóng từ ấm nước ra ly thủy tinh là bạn đã có thể thưởng thức cà phê vợt thơm ngon rồi đấy.

Một số lưu ý để pha chế cà phê vợt chuẩn vị

– Nên chọn mua loại cafe rang xay có chất lượng tốt. Bạn cũng có thể tự xay cà phê để đảm bảo độ nguyên chất.

– Hương vị của cà phê vợt khi pha chế theo cách này sẽ phụ thuộc vào cả nước mà bạn dùng để pha cà phê. Nước dùng để pha cafe vợt phải là nước sạch, không mùi, không dùng nước uống đóng chai.

– Trong quá trình nấu, nước phải luôn luôn sôi.

– Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trước khi pha chế.

Như vậy có thể thấy cách pha chế cà phê vợt có phần hơi tỉ mỉ cầu kỳ nhưng cũng rất đáng để chúng ta trải nghiệm phải không? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên hương vị thơm ngon, đậm đà của loại cà phê này đấy. Hy vọng với những điều được chia sẻ ở trên bạn sẽ làm ra được một ly cà phê vợt đậm chất Sài Gòn nhé! Bạn cũng có thể tìm hiểu một số các pha cà phê phin truyền thống khác ở phần tiếp theo đây

Cần dùng cà phê nguyên chất có chất lượng tốt để pha cà phê vợt

Cần dùng cà phê nguyên chất có chất lượng tốt để pha cà phê vợt

Cách pha cà phê đậm đà

 Cách pha cà phê phin truyền thống thành công đó là có một công thức pha cà phê đúng gu, đồng thời khai thác  và phát triển hết các ưu điểm của nguyên liệu mà bạn sử dụng để pha cà phê. Tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người mà  có những công thức pha cà phê phin với những ưu điểm và nhược điểm không giống nhau

Dưới đây là 2 công thức pha cà phê phin truyền thống được yêu thích nhất:

Công thức 1

Dành cho người có gu hưởng thức hương thơm tinh tế của cà phê Công thức này thích hợp áp dụng cho các loại  cà phê tốt về hương.

Cách pha chế:

Bước 1: Chuẩn bị nước nóng

Nước đun sôi có nhiệt độ từ 92 – 98 độ C là nhiệt độ đạt chuẩn nhất. Đây là mực nhiệt độ được đánh giá là tốt nhất khi chiết xuất cà phê bởi nhiệt độ càng cao thì cà phê càng đắng, còn nếu thấp quá thì cà phê không thể chín đều, nở đều.

Bước 2: Làm nóng phin

Mục đích của việc làm nóng phin đó là giúp ổn định nhiệt, tránh tình trạng nhiệt độ của nước bị giảm nhanh.  Đồng thời, phin khi được làm nóng sẽ khiến các lỗ dưới đáy phin nở đều, giúp cho nước cà phê chảy xuống đều hơn

Bước 3: Lấy cà phê

Dùng khoảng 20gr bột cà phê đã xay cho vào phin. Nén nhẹ sau đó cho vào 30ml nước nóng ủ trong  vòng1 phút để hạt cà phê nở đều. Sau đó lại cho tiếp 50ml nước nóng vào và chờ cà phê chiết xuất.

Lưu ý: Trong quá trình chiết xuất cà phê sẽ xảy ra hiện tượng giải phóng khí C02 tức là giải phóng khí của hạt cà phê. Bạn cần điều chỉnh lại lưỡi gà để cà phê chiết xuất từ từ trong thời gian từ 5-7 phút.

Nên kiểm tra ít nhất 1 lần trong quá trình chiết xuất để ly cà phê của bạn được đảm bảo đậm đà thơm ngon, không bị loãng do chảy quá nhanh.

Bước 4: Chiết xuất

Cà phê sau khi chiết xuất xong sẽ khoảng được 38 – 40ml

Tỷ lệ pha chế:

– Đối với cà phê đen: 10-15ml đường bột hoặc đường syrup  cho 40ml cà phê
– Đối với cà phê sữa: 15ml –  20ml sữa đặc cho  40ml cà phê

Chú ý: thời gian chiết xuất sẽ phụ thuộc vào chất liệu phin, nếu là phin nhôm  thì sẽchiết xuất sẽ nhanh hơn và nếu là phin inox thì thời gian chiết xuất sẽ chậm hơn.

Công thức dành cho những loại cà phê tốt về hương

Công thức dành cho những loại cà phê tốt về hương

Công thức 2

Dành cho người yêu thích các loại cà phê có hương vị đậm đà. Loại cà phê nên áp dụng công thức này đó là cà phê thiên vị đắng, giữ được lâu trong miệng.

Khác với cách pha ở công thức 1, công thức này cần có thêm thao tác khuấy trong khi ủ để  giúp cà phê hút nước nhanh, thấm đều hơn, chiết xuất nhanh hơn.

Nên sử dụng  cà phê Robusta hương vị đậm đà, mạnh mẽ.

Hướng dẫn cách pha

Bước 1 Chuẩn bị nước đun sôi  đạt nhiệt độ 95-98 độ C
Bước 2: Tráng phin bằng nước sôi
Bước 3: Cho khoảng 25 gr bột cà phê vào thân phin
Bước 4: Lắc nhẹ cho bột cà phê trải đều, bằng phẳng
Bước 5: Cho vào phin 40ml nước để ủ cà phê
Bước 6: Cho muỗng khuấy đến khoảng nửa thân phin theo hình xoắn ốc, từ ngoài vào trong.
Bước 7: Sau  khi ủ khoảng 2 phút thì rót nước vào để chiết xuất. Cho vào 60ml,  khuấy đều, nén lại gim gài
Bước 8: Chờ cho nước thầm dần và cà phê chiết xuất
Bước 9: Quan sát tim gài và dòng chảy sao cho tim gài luôn ở trong trạng thái cân bằng

Một số điều cần lưu ý khi pha cà phê bằng phin

  1. Nước dùng để pha cà phê nên có độ ph = 7.
  2. Cà phê sau khi được pha chế nếu không dùng ngay phải được cho vào chai thủy tinh hoặc bình nhựa có nắp đậy và bảo quản lạnh.
  3. Sau khi pha cà phê xong, nếu bạn muốn dùng ngay thì hãy làm lạnh cà phê trước. Điều này sẽ giúp tránh được vị chát mạnh của cà phê phin vừa mới pha. Khi được làm lạnh thì cà phê sẽ giảm vị chát nhanh chóng vì nhiệt độ đột ngột giảm. Cách làm rất đơn giản, đó là bạn chỉ cần cho đá vào ly cà phê rồi lắc nhẹ hoặc ngâm chai thuỷ tinh đựng cà phê vào trong nước đá lạnh.
Đối với cà phê có vị mạnh thì nên làm lạnh trước khi uống

Đối với cà phê có vị mạnh thì nên làm lạnh trước khi uống

Chúc các bạn pha cà phê phin truyền thống thành công.

Xem thêm: 

Cách pha cà phê phin truyền thống thơm ngon chuẩn vị
5 (100%) 2 votes